Điều kiện để dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN ?
1. Căn cứ pháp lý:
Thông tư 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN
Thông tư 228/2009/TT-BTC về chế độ trích lập, sử dụng các khoản dự phòng...
2. Nội dung:
Để đáp ứng điều kiện là chi phí được trừ theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản chi cần phải:
- Phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
- Không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.19 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:
"2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập."
Như vậy, để khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải được trích, lập, sử dụng theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC.
- Khách đổ xăng hút thuốc lá gây cháy cây xăng có thể bị xử lý hình sự
- Có thể đòi lại quyền thừa kế đã từ chối hay không?
- Bài cuối: Củng cố đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh
- Bài 3: Những bất cập trong quy định pháp luật cần thay đổi
- Xử lý sai phạm của doanh nghiệp, doanh nhân để lành mạnh nền kinh tế - Bài 2: Cần tách bạch sai phạm
- Xử lý sai phạm của doanh nghiệp, doanh nhân để lành mạnh nền kinh tế - Bài 1: Sai đến đâu, xử lý đến
- Tin tức